Cấu tạo và sử dụng Pháo hỗ trợ bộ binh

Cấu tạo

Một binh sĩ Đức đang vận chuyển các bộ phận của một khẩu pháo lên núi bằng ngựa (năm 1942)

Pháo hỗ trợ bộ binh thường được chế tạo với nòng ngắn (do đó sơ tốc đầu nòng của đạn cũng thấp, tầm 250–300 m/s so với 800–900 m/s của pháo bình thường). Lý do được cho là làm như vậy thì nòng pháo nhẹ, có thể mang vác được bởi bộ binh hoặc vật thồ khi tháo ra (nòng pháo thì không thể tháo nhỏ hơn được nữa). Cỡ nòng cũng thường không mấy khi lớn (khá nhiều loại có cỡ nòng 37–47 mm).

Các khẩu pháo này thường được đặt trên các bệ xe kéo 2 bánh nhỏ, nhẹ, chỉ cần một vài binh sĩ cũng có thể kéo di chuyển. Các bệ kéo này cũng dễ dàng được tháo ra thành từng phần nhỏ khi cần di chuyển dài hoặc vượt địa hình. Cũng có khi khẩu pháo hoàn toàn không dùng bánh xe, vì vậy khi di chuyển nó phải được tháo nhỏ ra (hoặc đặt cả khẩu pháo lên xe tải).

Trọng lượng của toàn bộ khẩu pháo (cả pháo và bệ xe kéo) thường cũng khá thấp, tầm 400–500 kg đổ lại, không nhiều loại nặng hơn (tầm trên dưới 650–750 kg). Trọng lượng khi chiến đấu chỉ nằm trong khoảng 300–400 kg. Thậm chí, ví dụ như loại British QF 2.95 inch của Anh có trọng lượng khi chiến đấu chỉ 107 kg, hay loại 1.59 inch Breech-Loading Vickers Q.F. Gun, Mk II chỉ nặng 41 kg (đã bao gồm cả giá 3 chân).

Sử dụng

Những người lính Nhật Bản đang kéo một khẩu pháo Type 92 vào vị trí, Bataan, Philippines, 1942

Khác với các loại súng cối bắn cầu vồng từ sau các vật chắn, pháo hỗ trợ bộ binh thường là loại pháo bắn thẳng. Lý do của việc này được cho là có thể giúp bộ binh tiêu diệt xe tăng và thiết giáp của địch chính xác hơn. Vai trò của chúng ngày nay hầu như đã được thay thế bởi các thiết giáp hạng nhẹ (mang tên lửa chống tăng) và tên lửa vác vai.

Trong những năm thế chiến 1thế chiến 2, pháo hỗ trợ bộ binh thường được sử dụng cho các đơn vị lính dù và các đơn vị sơn cước, bởi họ không thể mang theo xe tăng hay các pháo cỡ lớn.